Thành ngữ tiếng Trung không chỉ là những cụm từ ngắn ngọn, súc tích nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc, bởi vì mỗi thành ngữ lại gắn với những câu chuyện lịch sử, điển cố riêng. Bài dưới đây mình giới thiệu cho các bạn hai thành ngữ khá phổ biến trong tiếng Trung là “như cá mắc cạn” và “dẫm vào vết xe đổ” nhé!
【成语】: 涸辙之鲋
【拼音】: hé zhé zhī fù
[Giải thích]: 涸: khô; cạn kiệt; 辙: vết lún, vết đè từ bánh xe; 鲋: cá diếc, cá nhỏ trong mương nước.
“Như cá mắc cạn” – Nó dùng để chỉ một con cá sắp chết khát, đồng thời cũng là ẩn dụ chỉ một người đang gặp hoàn cảnh khó khăn cần sự giúp đỡ gấp. Nó thường đóng vai trò là chủ ngữ và tân ngữ trong câu.
Câu chuyện thành ngữ:
Thời tam quốc, ở nước Tống, gia đình Trang Chu rất nghèo. Một lần ông đến nhà bạn mình là Lan Hà Hầu hỏi mượn lương thực. Người bạn bảo ông rằng đợi thu được tiền nhà thì cho ông mượn.
Ông liền kể một câu chuyện rằng. Một ngày ông thấy một con cá nhỏ mắc trong vết xe đổ sắp cạn hết nước, nó xin ông giúp đỡ. Ông nói với cá diếc rằng đợi ông đến nước Ngô, nước việt thì lấy nước cho nó, ông ám chỉ người bạn thấy chết mà không cứu. Nói xong thì cũng đi luôn.
Thành ngữ liên quan:
【成语】: 重蹈覆辙
【拼音】: chóngdǎofùzhé
Giải nghĩa: giẫm lên vết xe đổ; đi lên vết xe đổ; không biết rút bài học kinh nghiệm từ thất bại trước, của người khác
Câu chuyện thành ngữ:
Hán Quang Vũ Đế Lưu Siêu nhà đông Hán vô cùng trọng dụng ngoại thích Lương gia. Lương Gia vô cùng ngang ngược. Họ hạ độc chết Hàn Chất Đế Lưu Toản. Về sau Hán Hằng Đế Lưu Chí sau khi trở thành Hoàng đế thì liền lợi dụng năm cận cần của mình để trừ khử Lương Gia. Sau đó ông phong hầu cho 5 cận thần này, đại tướng quân Đậu Vũ viết thư cho ông bảo ông rằng không nên đi theo vét xe đổ. Cuối cùng thì 5 viên quan đó cũng trở nên vo cùng ngang ngược sát hại đại tưởng quân Đậu Vũ.
Học tiếng Trung tại Hà Nội cùng Tiếng Trung Nguyên Khôi!