Bạn có biết thành ngữ “Tuyệt đối phục tùng” trong tiếng Trung là gì không? Cùng Tiếng Trung Nguyên Khôi tìm hiểu qua chuyên mục câu chuyện thành ngữ hôm nay nhé!
Người Trung Quốc có câu: 绝对服从。
Phiên âm (pinyin): Juéduì fúcóng.
Ý nghĩa: Hoàn toàn, không có một sự hạn chế hay một trường hợp ngoại lệ nào cả.
Câu tiếng Việt: Tuyệt đối phục tùng, phục tùng tuyệt đối.
Điển tích thành ngữ “Duy mệnh thị tùng” – “Tuyệt đối phục tùng”
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ Tả truyện – Tuyên Công năm thứ 12.
Truyện kể, năm 597 công nguyên, Sở Trang Vương dẫn quân vây đánh nước Trịnh. Chỉ ba tháng sau, Sở Trang Vương đã chiếm được kinh đô nước Trịnh. Trịnh Tương Công phải cởi trần dắt theo một con cừu ra ngoài đường nghênh đón Sở Trang Vương. Ông nói:
– Tôi đã làm trái ý trời không tận sức hầu hạ đại vương, khiến đại vương tức giận phải thân chinh đến nơi khốn khổ này. Đây đều là lỗi tại tôi. Sau này tôi nguyện làm theo ý đại vương. Nếu đại vương bắt tôi về Giang Nam hay phát vãng ra vùng ven biển, tôi hoàn toàn phục tùng sự sắp xếp của đại vương. Nếu đại vương muốn tiêu diệt nước Trịnh, đem đất đai chia cắt cho các nước chư hầu, hay lấy con gái nước Trịnh làm tỳ thiếp thì tôi đều xin làm theo ý đại vương. Nhưng nếu đại vương còn có lòng nghĩ đến mối giao hảo giữa hai nước xưa kia, mà tha thứ cho nước Trịnh, khiến nước Trịnh và các nước khác đều phục tùng đại vương thì quả là một ân huệ to lớn đối với nước Trịnh, vậy mong đại vương phán quyết.
Sở Trang Vương nghe những lời nói đáng thương này của Trịnh Tương Công bèn ôn tồn mà rằng: “Vua một nước đã bày tỏ thuần phục thì chắc chắn sẽ được dân chúng tín nhiệm.”
Sở Trang Vương đã nhận lời xin cầu hòa của Trịnh Tương Công, đồng thời kết mối bang giao với nước Trịnh.
Thông qua bài viết trong chuyên mục Thành ngữ tiếng Trung hôm nay, TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI hy vọng sẽ giúp ích cho quá trình tự học tiếng Trung của bạn!