Bộ thủ (部首 – bù shǒu) là thành phần cơ bản cấu tạo nên chữ Hán và cả chữ Nôm. Thông qua bộ thủ, ta có thể suy đoán được sơ lược về ý nghĩa của từ và cả cách đọc chữ đó. Chính vì vậy, tìm hiểu 214 bộ thủ Tiếng Trung thông dụng chính là bước quan trọng trong hành trình học tiếng Trung Quốc.
Bạn biết vì về 214 bộ thủ Tiếng Trung thông dụng trong tiếng Trung cũng như ý nghĩa của nó? Khám phá ngay cùng Tiếng Trung Nguyên Khôi bạn nhé!
BỘ THỦ TIẾNG TRUNG LÀ GÌ?
Bộ thủ (部首) là phần cơ bản của chữ Hán và chữ Nôm. Bộ thủ đóng vai trò là “nền tảng”, kết cấu để hình thành nên một chữ Hán / chữ Nôm có nghĩa trong một phạm vi ô vuông cố định. Nói đơn giản, trong chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) có các chữ cái như a-b-c… ghép lại tạo nên một từ, thì bộ thủ đối với chữ Hán và chữ Nôm cũng đóng vai trò tương tự như vậy.
Theo ghi chép, bộ thủ xuất hiện từ thời nhà Hán trong bộ sách Thuyết văn giải tự (説文解字) của Hứa Thận. Tác phẩm này hoàn tất năm 121, liệt kê 9353 chữ Hán và sắp xếp thành 540 nhóm, tức là 540 bộ thủ nguyên thủy. Các học giả đời sau căn cứ trên 540 bộ thủ đó mà sàng lọc dần đến thời nhà Minh thì sách Tự vựng (字彙) của Mai Ưng Tộ chỉ còn giữ 214 bộ thủ. Con số này được giữ tới nay tuy đã có người lược giản thêm nữa, đề nghị rút xuống 132.
Việc phân chia bộ thủ được dựa trên số nét. Đơn giản nhất là bộ thủ chỉ có một nét và phức tạp nhất là bộ thủ 17 nét. Tổng số bộ thủ di dịch theo thời gian. Sách vở ngày nay thường công nhận 214 bộ thủ thông dụng rút từ Khang Hy tự điển (1716), Trung Hoa đại tự điển (1915), và Từ hải (1936). Một số bộ có giản thể, một số bộ có tân tự thể của kanji tiếng Nhật.
Chức năng dễ nhận diện nhất của bộ thủ là cách phân chia các loại chữ Hán. Căn cứ vào đó việc soạn tự điển cũng có quy củ hơn. Ngoài ra, bộ thủ ngoài ra còn có công dụng biểu nghĩa tuy không hẳn chính xác nhưng người đọc có thể suy ra nghĩa gốc. Ví dụ như chữ 看 (khán, nghĩa là “nhìn”) có 手 (thủ) bên trên 目 (mục), thể hiện hình ảnh một bàn tay che lên mắt, có thể dễ dàng suy luận ra ý nghĩa mà từ biểu thị đó là “nhìn”.
Ý NGHĨA CỦA BỘ THỦ TIẾNG TRUNG
214 bộ thủ tiếng Trung đóng vai trò quan trọng trong quá trình học tiếng Hán. Nắm được ý nghĩa bộ thủ, bạn có thể:
► Dễ dàng tra cứu chữ Hán: Thông qua bộ thủ, chúng ta có thể dễ dàng tra cứu được ý nghĩa của chữ Hán. Ví dụ: với các từ như 妈妈 (mẹ), 姐姐 (chị gái), 妹妹 (em gái), 她 (cô gái) đều có chung bộ nữ 女 /nǚ/. Do đó, ý nghĩa của chúng đều liên quan đến người phụ nữ.
► Dễ dàng ghi nhớ cách viết: Các bộ thủ trong tiếng Trung giúp người học dễ dàng ghi nhớ cách viết sao cho chữ viết chuẩn, đẹp và đủ nét. Bên cạnh đó, thông qua bộ thủ, người học dễ dàng đoán được ý nghĩa của một chữ Hán dựa vào ý nghĩa của các bộ thủ cấu thành. Ví dụ từ bộ mộc 木/mù/ (chỉ có một cái cây) nên từ 林 /lín/ nghĩa là rừng (hai cái cây chụm lại tạo thành rừng cây) hay 森 /sēn/ rừng rậm (3 cái cây đứng cạnh nhau tạo thành rừng rậm).
► Đoán được cách phát âm chữ Hán: Dựa trên cách đọc của bộ thủ cấu thành, bạn có thể đoán được cách phát âm của một chữ Hán. Ví dụ: Với bộ thanh 青/qīng/ thì các từ liên quan đến bộ thủ này chắc chắn sẽ có cách phát âm là “qing” với thanh điệu khác nhau như: 请 /qǐng/ mời, 清 /qīng/ trong suốt, 情 /qíng/ tình cảm, 晴 /qíng/ nắng…
214 BỘ THỦ TIẾNG TRUNG THÔNG DỤNG
Để giúp các bạn thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu và tra cứu, Tiếng Trung Nguyên Khôi xin giới thiệu chi tiết 214 bộ thủ tiếng Trung thông dụng được chia theo thứ tự các nét như sau:
Bộ thủ 1 nét
Tiếng Trung có 6 bộ thủ 1 nét, bao gồm:
Bộ thủ 2 nét
Tiếng Trung có 23 bộ thủ 2 nét, bao gồm:
Bộ thủ 3 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 30 bộ thủ 3 nét, bao gồm:
Bộ thủ 4 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 34 bộ thủ 4 nét, bao gồm:
Bộ thủ 5 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 23 bộ thủ 5 nét, bao gồm:
Bộ thủ 6 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 29 bộ thủ 6 nét, bao gồm:
Bộ thủ 7 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 20 bộ thủ 7 nét, bao gồm:
Bộ thủ 8 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 9 bộ thủ 8 nét, bao gồm:
Bộ thủ 9 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 19 bộ thủ 9 nét, bao gồm:
Bộ thủ 10 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 8 bộ thủ 10 nét, bao gồm:
Bộ thủ 11 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 6 bộ thủ 11 nét, bao gồm:
STT | BỘ THỦ | TÊN BỘ THỦ | PHIÊN ÂM – Pinyin | Ý NGHĨA | ẢNH ĐỘNG |
195 | 魚 (鱼) | Ngư | yú | Con cá | ![]() |
196 | 鳥(鸟) | Điểu | niǎo | Con chim | ![]() |
197 | 鹵 | Lỗ | lǔ | Đất mặn | ![]() |
198 | 鹿 | Lộc | lù | Con hươu | ![]() |
199 | 麥 (麦) | Mạch | mò | Lúa mạch | ![]() |
200 | 麻 | Ma | má | Cây gai | ![]() |
Bộ thủ 12 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 4 bộ thủ 12 nét, bao gồm:
STT | BỘ THỦ | TÊN BỘ THỦ | PHIÊN ÂM – Pinyin | Ý NGHĨA | ẢNH ĐỘNG |
201 | 黃 | Hoàng | huáng | Màu vàng | ![]() |
202 | 黍 | Thử | shǔ | Lúa nếp | ![]() |
203 | 黑 | Hắc | hēi | Màu đen | ![]() |
204 | 黹 | Chỉ | zhǐ | May áo, khâu vá | ![]() |
Bộ thủ 13 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 4 bộ thủ 13 nét, bao gồm:
STT | BỘ THỦ | TÊN BỘ THỦ | PHIÊN ÂM – Pinyin | Ý NGHĨA | ẢNH ĐỘNG |
205 | 黽 | Mãnh | mǐn | Loài bò sát | ![]() |
206 | 鼎 | Đỉnh | dǐng | Cái đỉnh | ![]() |
207 | 鼓 | Cổ | gǔ | Cái trống | ![]() |
208 | 鼠 | Thử | shǔ | Con chuột | ![]() |
Bộ thủ 14 nét
Trong tiếng Trung có tổng cộng 2 bộ thủ 14 nét, bao gồm:
STT | BỘ THỦ | TÊN BỘ THỦ | PHIÊN ÂM – Pinyin | Ý NGHĨA | ẢNH ĐỘNG |
209 | 鼻 | tỵ | bí | cái mũi | ![]() |
210 | 齊(斉 , 齐) | tề | qí | bằng nhau | ![]() |
Bộ thủ 15 nét
Trong tiếng Trung chỉ có 1 bộ thủ 15 nét.
STT | BỘ THỦ | TÊN BỘ THỦ | PHIÊN ÂM – Pinyin | Ý NGHĨA | ẢNH ĐỘNG |
211 | 齒 (齿, 歯 ) | Xỉ | chǐ | Răng | ![]() |
Bộ thủ 16 nét
Trong tiếng Trung có 2 bộ thủ 16 nét, bao gồm:
STT | BỘ THỦ | TÊN BỘ THỦ | PHIÊN ÂM – Pinyin | Ý NGHĨA | ẢNH ĐỘNG |
212 | 龍 (龙 ) | Long | lóng | con rồng | ![]() |
213 | 龜 (亀, 龟 ) | Quy | guī | con rùa | ![]() |
Bộ thủ 17 nét
Trong tiếng Trung có 1 bộ thủ 3 nét.
STT | BỘ THỦ | TÊN BỘ THỦ | PHIÊN ÂM – Pinyin | Ý NGHĨA | ẢNH ĐỘNG |
214 | 龠 | Dược | yuè | sáo ba lỗ | ![]() |
Download file PDF 214 bộ thủ Tiếng Trung để học offline không cần mạng bạn nhé!
TẢI FILE PDF 214 BỘ THỦ TIẾNG TRUNG NGAY
CÁCH HỌC VÀ NHỚ NHANH 214 BỘ THỦ TIẾNG TRUNG
Có rất nhiều phương pháp học 214 bộ thủ tiếng Trung đơn giản hiệu quả, giúp ghi nhớ lâu. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
Luyện viết chữ hàng ngày
Như ai đó đã từng nói: “Một cái đầu thông minh cũng không bằng một cây bút chì cùn”. Nghĩa là bạn phải thường xuyên luyện tập, rèn luyện để kiến thức hằn sâu vào đầu.
Chữ Hán khó nhớ nhưng nếu bạn liên tục viết, thường xuyên ghi nhớ, chữ Hán sẽ dần dần thẩm thấu, giúp bạn ghi nhớ tốt hơn.
Học theo phương pháp chiết tự chữ Hán
Chiết tự là phương pháp học 214 bộ thủ tiếng Trung mang đến hiệu quả cao, ghi nhớ chữ nhanh. Lấy ví dụ về cách học này để bạn dễ hình dung:
Chữ 安 (Ān): an toàn, an tâm, an nhiên. Chữ này được ghép bởi các bộ thủ sau:
– Ở trên là bộ Miên 宀 , có nghĩa là mái nhà, mái đậy.
– Ở dưới là bộ Nữ 女, có nghĩa là người phụ nữ, con gái ➡ Khi người phụ nữ đứng dưới mái nhà thì sẽ rất an toàn.
Đưa chữ vào bối cảnh cụ thể
Để học tốt 214 bộ thủ tiếng Trung, bạn cần biết vận dụng và đưa bộ thủ vào ngữ cảnh hoặc một từ cụ thể. Ví dụ:
Khi phân tách từ 好 ta được hai bộ tử 子 và nữ 女. Ngụ ý rằng nếu một người phụ nữ có cả con trai và con gái thì là điều tốt, điều may.
Hoặc khi phân tách từ 安 ta được hai bộ thủ là bộ Miên 宀 và bộ nữ 女. Người xưa quan niệm rằng, người phụ nữ ở trong nhà là an toàn nhất. Cũng có thể hiểu rằng trong một gia đình có bàn tay của người phụ nữ sẽ an ổn và bình an, hạnh phúc.
Bằng cách phân tách chữ ra, tìm mối liên hệ giữa các bộ thủ có trong chữ như ví dụ bên trên sẽ giúp bạn hiểu được tường tận nghĩa của từ và có thể nhớ từ một cách dễ dàng hơn.
Bài viết hôm nay của Tiếng Trung Nguyên Khôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ 214 bộ thủ tiếng Trung thông dụng cùng cách ghi nhớ tiếng Trung nhanh và hiệu quả. Tiếng Trung Nguyên Khôi hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quá trình học tiếng Trung của bạn.