Quý phụ huynh và các em học sinh – sinh viên biết gì về Ngày Hiến chương các Nhà giáo – Nhà giáo thế giới, Ngày Nhà giáo Việt Nam hay Ngày nhà giáo Trung Quốc – thứ ngôn ngữ chúng ta đang theo đuổi?
Hôm nay, Quý phụ huynh và các em học sinh – sinh viên hãy cùng Tiếng Trung Nguyên Khôi tìm hiểu đôi chút về ngày lễ ý nghĩa này nhé!
Dạy học là một nghề cao quý và đóng góp tích cực vào sự tiến bộ của toàn nhân loại. Để tri ân những thầy cô giáo, hàng năm, nhiều quốc gia trên thế giới đã tổ chức ngày hiến chương các nhà giáo để tôn vinh những “người lái đò” ngày đêm miệt mài trên chuyến đò tri thức.
ĐÔI NÉT VỀ NGÀY NHÀ GIÁO THỂ GIỚI
Ngày Nhà giáo Thế giới có tên tiếng Anh là World Teachers’ Day (viết tắt là WTD) được tổ chức vào ngày 5 tháng 10 hàng năm. Theo UNESCO, Ngày Nhà giáo thế giới thể hiện một bằng chứng quan trọng về nhận thức, sự cảm thông và việc đánh giá cao sự đóng góp quan trọng mà các giáo viên thực hiện cho việc giáo dục và sự phát triển xã hội.
Theo ghi chép, Ngày Nhà giáo Thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc đề xướng năm 1994 nhằm thu hút sự chú ý của xã hội đến tình trạng của các nhà giáo, vai trò của họ trong việc hình thành và phát triển xã hội, đồng thời huy động sự hỗ trợ cho các giáo viên và để đảm bảo rằng các nhu cầu của các thế hệ tương lai sẽ tiếp tục được các giáo viên đáp ứng.
Ngày 5 tháng 10 năm 1966 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc và Tổ chức Lao động Quốc tế đã triệu tập một Hội nghị liên chính phủ tại Paris, thông qua một “Khuyến nghị về cương vị các giáo viên” (Recommendation concerning the Status of Teachers[– tài liệu quốc tế đầu tiên xác định các điều kiện làm việc của giáo viên.
Hơn 100 quốc gia cử hành Ngày Nhà giáo Thế giới. Các nỗ lực của Liên đoàn Quốc tế Giáo dục và 401 tổ chức thành viên của Liên đoàn đã góp phần vào sự công nhận rộng rãi này. Hàng năm, Liên đoàn phát động một chiến dịch nâng cao nhận thức của công chúng để làm nổi bật những đóng góp của nghề giảng dạy.
NGUỒN GỐC NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Tháng 7 năm 1946 là thời gian tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ được thành lập ở Paris (Pháp) FISE (Fédertion International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).
Tháng 7 năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.
Trong sự kiện diễn ra tại thủ đô Warszawa Ba Lan từ ngày 26 – 30/08/1975, Giáo dục Công đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” và ngày này được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc và các vùng giải phóng miền Nam các năm sau đó.
Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên “Ngày Nhà giáo Việt Nam”. Đây là ngày lễ nhằm tri ân những nhà giáo, những tấm gương hoạt động giáo dục có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Và vào ngày này, các thế hệ học trò cũng như các ngành nghề khác đều dành thời gian để nhìn lại và tri ân các cống hiến thầm lặng của những thầy cô của họ.
TÌM HIỂU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO TRUNG QUỐC
Năm 1984, Wang Zishen, nguyên chủ tịch Đại học Bắc Kinh, đã đề xuất thành lập một ngày kỷ niệm để tôn vinh các nhà giáo Trung Quốc. Đến ngày 21 tháng 2 năm 1985, quốc gia này đã thống nhất chọn ngày 10 tháng 9 hàng năm là ngày hiến chương nhà giáo của mình. Ngày nay, nhiều người Trung Quốc muốn chuyển ngày lễ này sang ngày 28 tháng 9 là ngày sinh của Khổng Tử.
Là một quốc gia phương Đông vốn có truyền thống coi trọng đạo lý “tôn sư trọng đạo”, nhiều thế hệ học sinh cũng như các bậc ông bà, cha mẹ Trung Quốc đến viếng thăm các đền miếu thờ những vị hiền triết có công tạo dựng nền giáo dục và triết lý sống nhân sinh quan của Trung Quốc như Lão Tử, Khổng Tử, Trang Tử…
Là một người đang học tiếng Trung, Quý phụ huynh và các em học sinh – sinh viên đừng quên gửi lời chúc mừng thay lời tri ân đến các thầy cô giáo người Trung Quốc đang dạy dỗ mình nhé!
Nếu đang bí ý tưởng hay lời chúc, Quý phụ huynh và các em học sinh – sinh viên cũng có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây của Tiếng Trung Nguyên Khôi nhé!