0965 115 155
0973 970 590

0965 115 155 - 0973 970 590

Email: info@nguyenkhoi.edu.vn
  • HỌC TIẾNG TRUNG MIỄN PHÍ
  • LIÊN HỆ
Tiếng Trung Nguyên KhôiTiếng Trung Nguyên KhôiTiếng Trung Nguyên KhôiTiếng Trung Nguyên Khôi

0965 115 155
0973 970 590

0965 115 155 - 0973 970 590

  • TRANG CHỦ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Vì sao chọn Nguyên Khôi?
    • Đội ngũ giảng viên
    • Thành tích học viên
    • Cảm nhận học viên
    • Tra cứu chứng chỉ
  • Khóa học tiếng Trung
    • TIẾNG TRUNG DU HỌC
    • TIẾNG TRUNG TRẺ EM
    • LUYỆN THI HSK
    • TIẾNG TRUNG ONLINE
    • TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP
    • TIẾNG TRUNG THƯƠNG MẠI
    • BIÊN – PHIÊN DỊCH
    • TIẾNG TRUNG DOANH NGHIỆP
  • HSK & Kỳ thi quốc tế
    • HSK & HSKK
    • BCT
    • YCT
    • MCT
  • Cẩm nang học tập
    • TỰ HỌC TIẾNG TRUNG
      • Từ vựng tiếng Trung
      • Ngữ pháp tiếng Trung
      • Thành ngữ tiếng Trung
      • Luyện dịch tiếng Trung
      • Kinh nghiệm học tiếng Trung
    • TÀI LIỆU TIẾNG TRUNG
      • Giáo trình Tiếng Trung
      • Bộ đề mẫu HSK & HSKK
      • Phần mềm học tiếng Trung
      • Sách tham khảo tiếng Trung
    • KHÁM PHÁ TRUNG QUỐC
      • Danh lam thắng cảnh
      • Văn hóa Trung Quốc
      • Ẩm thực Trung Quốc
      • Điện ảnh Trung Quốc
      • Nhạc Trung Quốc
      • Nhân vật nổi tiếng
    • DU HỌC TRUNG QUỐC
      • Các trường đại học tại Trung Quốc
      • Thông tin học bổng
      • Kinh nghiệm du học
  • Thi thử HSK
    • Thi thử miễn phí
    • Thi thử tại Nguyên Khôi
  • Tin tức – Sự kiện
    • Tin tức – Hoạt động
    • Báo chí nói về chúng tôi
    • Thành tích học viên
    Trang chủ CẨM NANG HỌC TẬP KHÁM PHÁ TRUNG QUỐC Văn hóa Trung Quốc Ngũ Kinh – Tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc

    Ngũ Kinh – Tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc

    By Vũ Phương | Văn hóa Trung Quốc | 5 Tháng Một, 2023 | 0

    Ngũ Kinh (Phồn thể: 五經; Giản thể: 五经) là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính bao gồm:

    – Kinh Thi (Phồn thể: 詩經; Giản thể: 诗经)

    – Kinh Thư (Phồn thể: 書經; Giản thể: 尚书)

    – Kinh Lễ (Phồn thể: 禮記; Giản thể: 礼记)

    – Kinh Dịch (Phồn thể: 易經; Giản thể: 易经)

    – Kinh Xuân Thu (春秋)

    Xem thêm: Tìm hiểu về Tứ Thư Ngũ Kinh

    Nội dung của Ngũ Kinh như sau:

    1. Kinh Thi

    Kinh Thi, còn được gọi là Thi tam bách (詩三百) hay ngắn hơn là Thi bách (詩百) gồm các bài thơ, các bài ca dao dân gian có từ trước Khổng Tử.

    Tương truyền, Thiên tử đi tuần thú cứ năm năm một lần và ra lệnh cho quan Thái sư hiến dâng các bài ca dao để xem phong tục của dân. Kinh Thi được ví như một bức tranh miêu tả toàn cảnh về xã hội đương thời, từ lịch sử, phong tục tập quán, tình trạng xã hội và chế độ chính trị của Trung Quốc thời Chu cho đến sông núi, cây cỏ, chim thú.

    Kinh thi được Khổng Tử san định thành ba trăm mười một bài (thời xưa gọi là thiên) nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng. Trong số đó, chỉ có ba trăm lẻ năm thiên là đầy đủ, còn sáu thiên kia có đề mục nhưng không có lời. Có thuyết cho rằng lời thơ của sáu thiên đó bị vong thất bởi ngọn lửa nhà Tần nhưng cũng có thuyết cho rằng sáu thiên ấy vốn không có lời, chỉ có nhạc. Sáu thiên ấy là Nam Nai (南陔 – Nán gāi), Bạch Hoa (白華 – Bái huá), Hoa Thử(華黍 – Huá shǔ), Do Canh (由庚 – Yóu gēng), Sùng Khâu (崇丘 – Chóng qiū) và Do Nghi (由儀 – Yóu yí).

    Kinh Thi chia làm ba bộ phận lớn bao gồm: Phong, Nhã và Tụng.

    Phong (風) là “Thập ngũ quốc phong”, tức ca dao của 15 nước chư hầu hoặc khu vực bao gồm: Chu Nam (周南 – zhōunán), Thiệu Nam (召南 – Zhàonán), Bội Phong (邶風 – Bèifēng), Dung Phong (鄘風 – Yōngfēng), Vệ Phong (衛風 – Wèifēng), Vương Phong (王風 – Wángfēng), Trịnh Phong (鄭風 – Zhèngfēng), Tề Phong (齊風 – Qífēng), Ngụy phong (魏風 – Wèifēng), Đường Phong (唐風 – Tángfēng), Tần Phong (秦風 – Qínfēng), Trần Phong (陳風 – Chénfēng), Cối Phong (檜風 – Guìfēng), Tào Phong (曹風 – Cáofēng), Mân Phong hoặc Bân Phong (豳風 – Bīnfēng) tổng cộng 160 bài.

    Nhã (雅) chia ra Tiểu Nhã (小雅 – Xiǎoyǎ) và Đại nhã (大雅 – Dàyǎ) tổng cộng 105 bài. Trong mỗi Đại nhã và Tiểu nhã lại phân làm “chính” và “biến”. Theo Chu Hy, Chính Đại nhã là nhạc dùng ở triều hội, Chính Tiểu nhã là nhạc dùng ở yến tiệc, phần nhiều do Chu Công Đán chế tác.

    Tụng (頌) gồm Chu tụng (周頌 – Zhōu sòng), Lỗ tụng (魯頌 – Lǔ sòng) và Thương tụng (商頌 – Shāng sòng) với tổng cộng 40 bài. Phần Chu tụng ra đời sớm nhất, là tác phẩm đời Tây Chu. Phần Thương tụng là tác phẩm nước Tống, con cháu nhà Thương, sáng tác vào khoảng giữa thế kỷ thứ 7 – 8 TCN. Còn Lỗ tụng là tác phẩm nước Lỗ vào thế kỉ 7 TCN.

    2. Kinh Thư

    Kinh Thư còn có tên gọi là Thượng Thư (尚書 – Shàngshū) lưu lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.

    Bản Kinh Thư hiện hành được chia làm 4 phần bao gồm 56 thiên:

    Phần 1 là Ngu thư ghi chép về đời Nghiêu Thuấn gồm 5 thiên:

    – Nghiêu điển (Điển phạm, đức nghiệp của vua Nghiêu, Thuấn điển (Điển phạm, đức nghiệp của vua Thuấn);

    – Đại Vũ mô (Mưu mô trị nước của Vũ đề nghị lên vua Thuấn);

    – Cao Dao mô (Mưu mô của Cao Dao kiến nghị với vua Vũ);

    – Ích Tắc (Mưu mô của Ích và Tắc);

    Phần 2 là Hạ thư ghi chép về nhà Hạ gồm 4 thiên:

    – Vũ cống (Vua Vũ trị thủy, phép cống phú của nhà Hạ, ghi chép về địa lý và sản vật);

    – Cam thệ (Lời thệ sư ở đất Cam khi vua Khải đi đánh họ Hữu Hộ);

    – Ngũ tử chi ca (Bài ca của năm người em khuyên can vua Thái Khang);

    – Dận chinh (Dận hầu đi chinh phạt họ Hy và họ Hòa).

    Phần 3 là Thương thư ghi chép về nhà Thương gồm 11 thiên:

    – Thang thệ (Lời thề của vua Thang khi đem quân đánh vua Kiệt nhà Hạ);

    – Trọng Hủy chi cáo (Lời ông Trọng Hủy giải thích hành động “cách mạng” của vua Thang);

    – Thang cáo (Bá cáo của vua Thang sau khi diệt nhà Hạ);

    – Y huấn (Lời Y Doãn dạy bảo Thái Giáp lúc mới lên ngôi);

    – Thái Giáp thượng, trung, hạ (Những lời Y Doãn khuyên vua Thái Giáp và những lời hối lỗi của Thái Giáp);

    – Hàm hữu nhất đức (Lời Y Doãn dặn bảo vua Thái Giáp trước khi ông về nghỉ);

    – Bàn Canh thượng, trung, hạ (Vua Bàn Canh dời đô về ấp cũ để lấy lại vương khí, giải thích và chỉ bảo cho nhân dân về việc dời đô);

    – Duyệt mệnh thượng, trung, hạ (Vua Vũ Đinh tìm được Phó Duyệt là người tài, trao quyền và nghe theo Phó Duyệt);

    – Cao Tông dung nhật (Con vua Cao Tông can vua về việc tế cha đẻ long trọng hơn tế tổ tiên);

    – Tây Bá kham Lê (Chức bá miền Tây đánh nước Lê);

    – Vi Tử (Vi Tử định cứu vua Trụ nhưng không được).

    Phần 4 là Chu thư ghi chép về nhà Chu, đến thời Tần Mục công bao gồm các thiên còn lại.

    Bản Kim văn thời Tây Hán chia làm 5 phần: Đường thư, Ngu thư, Hạ thư, Thương thư và Chu thư. Bản Cổ văn thời Đông Hán chia làm 3 phần: Ngu Hạ thư, Thương thư và Chu thư.

    Đó là nội dung của Kinh Thư trong Ngũ kinh.

    3. Kinh Lễ

    Kinh Lễ hay còn gọi là Lễ ký ghi chép lại các lễ nghi thời trước cùng với Chu lễ và Nghi lễ được gọi chung là Tam lễ. Khổng Tử hiệu đính lại Kinh lễ mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự xã hội. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời” (sách Luận Ngữ).

    Kinh Lễ chủ yếu chép về lễ, chẳng những bao quát hết các loại lễ tiết mà rộng ra, nó còn bao quát hầu hết các hiện tượng văn hóa, các loại quy tắc cơ bản về các hiện tượng văn hóa. Từ sách Kinh Lễ chúng ta có thể hiểu được về quy định ban tước phẩm quốc gia, các quy định về ban lộc, tông pháp, tế tự, tuần thú, hình luật, học đường và cả các sinh hoạt thường ngày như ngôn ngữ, ăn uống, ứng đối…

    Kinh Lễ cho rằng: Lễ sản sinh là do sự cần thiết của nhân tính.

    Chương “Lễ vận” quy nạp nhân tính thành “thất tình” (bảy tình cảm) và “thập nghĩa” (mười nghĩa), chỉ có Lễ mới tiết chế được ác tính trong “bảy tình” ấy.

    Thất tình là gì? Đó là Hỷ (vui), Nộ (giận), Ai (buồn), Cụ (sợ), Ố (ghét), Dục (muốn), Ái (yêu), không cần học cũng có bảy tình ấy.

    Thập nghĩa là gì? Đó là cha phải từ, con phải hiếu, anh phải lương thiện, em phải kính cẩn, chồng phải có nghĩa, vợ phải thuận tòng, lớn phải có ân, nhỏ phải thuận, vua phải nhân, tôi phải trung, mười điều ấy gọi là thập nghĩa.

    Bố cục của Kinh Lễ bản thông dụng bao gồm 49 chương:

    (1) Khúc lễ thượng
    (2) Khúc lễ hạ
    (3) Đàn cung thượng
    (4) Đàn cung hạ
    (5) Vương chế
    (6) Nguyệt lệnh
    (7) Tăng Tử vấn
    (8) Văn Vương thế tử
    (9) Lễ vận
    (10) Lễ khí
    (11) Giao đặc sinh
    (12) Nội tắc
    (13) Ngọc tảo
    (14) Minh Đường vị
    (15) Tang phục tiểu ký
    (16) Đại truyện
    (17) Thiếu nghi
    (18) Học ký
    (19) Nhạc ký
    (20) Tạp ký thượng
    (21) Tạp ký hạ
    (22) Tang đại ký
    (23) Tế pháp
    (24) Tế nghĩa
    (25) Tế thống
    (26) Kinh giải
    (27) Ai Công vấn
    (28) Trọng Ni yên cư
    (29) Khổng Tử nhàn cư
    (30) Phường ký
    (31) Trung dung
    (32) Biểu ký
    (33) Truy y
    (34) Bôn tang
    (35) Vấn tang
    (36) Phục vấn
    (37) Gián truyện
    (38) Tam niên vấn
    (39) Thâm y
    (40) Đầu hồ
    (41) Nho hạnh
    (42) Đại học
    (43) Quan nghĩa
    (44) Hôn nghĩa
    (45) Hương ẩm tửu nghĩa
    (46) Xạ nghĩa
    (47) Yến nghĩa
    (48) Sính nghĩa
    (49) Tang phục tứ chế

    4. Kinh Dịch

    Kinh Dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục Hy. Tương truyền vào thời tối cổ, vua Phục Hy (伏羲 – Fú Xī), vị vua huyền thoại của Trung Quốc, niên đại khoảng 2852-2738 TCN là người đầu tiên phát minh ra những ký hiệu nguyên thủy của Kinh Dịch.

    Vua Phục Hy ngửa xem tượng trời, cúi xem phép tắc dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi của trời đất thế rồi mới sáng tạo ra bát quái (八卦 – bā gùa) là tổ hợp của ba hào để thông suốt cái đức của thần minh

    Dưới triều vua Vũ (禹 – Yǔ) nhà Hạ, bát quái đã phát triển thành quẻ, có tất cả sáu mươi tư quẻ (六十四卦 – lìu shí sì gùa), được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 – Liánshān) còn gọi là Liên Sơn Dịch. Liên Sơn, có nghĩa là “các dãy núi liên tiếp” trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 – gèn) (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên Thiên Bát Quái.

    Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Sự sắp xếp của vua Văn Vương được gọi là Hậu thiên bát quái.

    Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch.

    Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.

    5. Kinh Xuân Thu

    Kinh Xuân Thu (春秋 – Chūnqiū) cũng được gọi là Lân Kinh (麟經 – Línjīng) ghi chép các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa.

    6. Kinh Nhạc

    Kinh Nhạc bàn về nhạc thuật và nhạc khí, nhưng nguyên bản đã bị thiêu hủy trong Chiến tranh Hán – Sở, chỉ còn đôi chút làm thành một thiên trong Kinh Lễ, gọi là Nhạc ký. Tuy nhiên, giới học giả cũng cho rằng, so với 5 cuốn còn lại thì sách này có phẩm chất thấp nhất.

    Trên đây là bài viết về Ngũ Kinh – một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Trung Quốc.

    TIẾNG TRUNG NGUYÊN KHÔI hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về văn hóa Trung Quốc cũng như giúp cho quá trình tự học tiếng Trung của các bạn vui vẻ và hứng thú hơn.

    tác phẩm kinh điển, văn hóa, văn hóa Trung Quốc, văn học Trung Quốc

    Bài viết liên quan

    • Nội dung bộ Tứ Thư – Tác phẩm kinh điển Trung Quốc

      By Vũ Phương

      Tứ Thư (四書 – sì shū) là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Quốc bao gồm: – Đại HọcChi tiết

    • Tìm hiểu về Tứ Thư Ngũ Kinh

      By Vũ Phương

      Tứ thư ngũ kinh là 9 tác phẩm kinh điển của văn hóa Trung Quốc, là nền tảng của tư tưởng NhoChi tiết

    • Tứ đại danh tác của Trung Quốc

      By Vũ Phương

      “Tứ đại danh tác” là 4 tác phẩm văn học kinh điển của Trung Quốc bao gồm: Tam Quốc diễn nghĩa, ThủyChi tiết

    • Thành ngữ Trung Quốc: Chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn

      By Vũ Phương

      “Chim sa cá lặn, hoa nhường nguyệt thẹn” là thành ngữ quen thuộc được người Việt sử dụng khi muốn ví vonChi tiết

    • Tiếng lóng giới trẻ Trung Quốc hay sử dụng

      By Phạm Trang

      Chắc hẳn chúng ta đã từng bắt gặp những từ rất quen thuộc nhưng không hiểu sao người Trung Quốc đặc biệtChi tiết

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

      BÀI VIẾT MỚI NHẤT

      • 1 Tháng Mười Hai, 2023
        0

        Học tiếng Trung miễn phí: Cầu Hán ngữ Đại học Tài chính Thượng Hải

      • 30 Tháng Mười Một, 2023
        0

        Học bổng Chính phủ Trung Quốc CSC hệ thạc sĩ tại Quế Lâm

      • 30 Tháng Mười Một, 2023
        0

        Đại học Khoa học Kỹ thuật Điện tử Quế Lâm

      • 28 Tháng Mười Một, 2023
        0

        Đại học Ngoại ngữ Cát Lâm – 吉林外国语大学

      • 27 Tháng Mười Một, 2023
        0

        Học bổng Chính phủ Trung Quốc CSC 2024 tại Đại học Thiên Tân

      VỀ NGUYÊN KHÔI

      Với sứ mạng đào tạo toàn diện về kiến thức, kỹ năng và con người, chúng tôi chuẩn bị cho các em đầy đủ nhất về học vấn, kỹ năng, tâm thế và nguồn lực để tự tin nắm bắt cơ hội và thành công trong môi trường quốc tế trong tương lai.

      THÔNG TIN LIÊN HỆ

        Địa chỉ: C9, Pandora 53 Triều Khúc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội

       Hotline: 0965 115 155

       Email: info@nguyenkhoi.edu.vn

           

      DANH MỤC

      • Giới thiệu
      • Khóa học tiếng Trung
      • HSK & Kỳ thi quốc tế
      • Học tiếng Trung miễn phí
      • Cẩm nang học tập
      © 2022 Copyright Nguyen Khoi
      • TRANG CHỦ
      • Giới thiệu
        • Giới thiệu
        • Vì sao chọn Nguyên Khôi?
        • Đội ngũ giảng viên
        • Thành tựu
        • Cảm nhận học viên
        • Tra cứu chứng chỉ
      • Khóa học tiếng Trung
        • TIẾNG TRUNG DU HỌC
        • TIẾNG TRUNG TRẺ EM
        • LUYỆN THI HSK
        • TIẾNG TRUNG ONLINE
        • TIẾNG TRUNG GIAO TIẾP
        • TIẾNG TRUNG THƯƠNG MẠI
        • BIÊN – PHIÊN DỊCH
        • TIẾNG TRUNG DOANH NGHIỆP
      • HSK & Kỳ thi quốc tế
        • HSK & HSKK
        • BCT
        • YCT
        • MCT
      • Cẩm nang học tập
        • TỰ HỌC TIẾNG TRUNG
        • TÀI LIỆU TIẾNG TRUNG
          • Giáo trình Tiếng Trung
          • Bộ đề HSK & HSKK
          • Phần mềm học tiếng Trung
          • Sách tham khảo
        • KHÁM PHÁ TRUNG QUỐC
          • Danh lam thắng cảnh
          • Văn hóa Trung Quốc
          • Ẩm thực Trung Quốc
          • Nhân vật nổi tiếng
          • Điện ảnh Trung Quốc
          • Nhạc Trung Quốc
        • DU HỌC TRUNG QUỐC
          • Các trường đại học tại Trung Quốc
          • Thông tin học bổng
          • Kinh nghiệm du học
      • Thi thử HSK
        • Thi thử miễn phí
        • Thi thử tại Nguyên Khôi
      • Tin tức – Sự kiện
        • Tin tức – Hoạt động
        • Thành tích học viên
        • Báo chí nói về chúng tôi
      Tiếng Trung Nguyên Khôi